Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

CHẤT ĐỘC TRONG HỘP ĐỰNG THỰC PHẨM BẰNG NHỰA



Dự trữ thức ăn trong hộp nhựa

“Đầu độc” người thân
Đi chợ, chuẩn bị thực phẩm và nấu ăn chiếm khá nhiều thời gian, gây ra áp lực không nhỏ cho những người phụ nữ bận rộn và đam mê công việc. Do đó, hầu hết các chị em sắp xếp đi chợ một lần vào cuối tuần và dự trữ thức ăn cho cả tuần nhằm giúp tiết kiệm thời gian đáng kể để chuẩn bị bữa cơm gia đình. Thức ăn sau khi mua về thường được sơ chế và cất trữ trong các bọc nilông hoặc hộp đựng thực phẩm, và chủ yếu là hộp đựng bằng nhựa.
Ngoài ra, để tiện lợi các bà mẹ bận rộn vắt sữa ra bình nhựa hoặc cho con uống sữa bột để mình “rảnh tay” tập trung cho công việc. Hoặc các bé cũng được mẹ “ưa ái” cho ngậm núm ti… bằng nhựa. Đối với các bé lớn hơn, thường được mẹ chuẩn bị sẵn hộp cơm để đến trường và dĩ nhiên, hộp cơm này cũng bằng nhựa.
Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian, việc sử dụng thực phẩm đóng hộp cũng là một trong những cách lựa chọn của chị em phụ nữ. Nhưng có mấy ai biết rằng, mặt trong của những hộp đựng thực phẩm bằng kim loại này được tráng bằng Bisphenol A (BPA)
Đó là một số cách trong vô vàn cách mà các chị em phụ nữ đang vô tình “đầu độc” người thân của mình bằng các sản phẩm bằng nhựa.
Bình sữa bằng nhựa
Vì sao?
Trong đồ nhựa gia dụng có hai loại hóa chất chứa oestrogen ngoại lai:
         • Bisphenol A (BPA) có trong các hộp đựng và chai nhựa làm từ polycarbonate (như hộp đựng thực phẩm, chai, bình uống nước và bình sữa trẻ em); và các hộp có phủ một lớp nhựa epoxy (được sử dụng để chứa các loại thực phẩm giàu a-xít như cà chua).
           • Các chất tạo độ dẻo như phthalate được sử dụng để tạo độ dẻo cho nhựa PVC (có trong các vật dụng làm bằng nhựa mềm), bao bì nhựa và trong lớp bảo vệ ở các bình đựng có nắp xoáy.
        BPA là một chất độc được tích tụ vào cơ thể chúng ta từ ngày này qua ngày khác. Khi BPA xâm nhập vào cơ thì sẽ gây rối loạn hệ nội tiết, từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự sinh sản và tăng trưởng, ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, tổn thương não, gây rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, gây các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì và vô hiệu hóa tiến trình hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư.


BPA xâm nhập vào cơ thể như thế nào?
Hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng
Các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, các chai nhựa, bình nhựa… sẽ giải phóng BPA nếu được làm nóng hoặc được rửa bằng những dung dịch tẩy trùng mạnh. Chẳng hạn, khi chị em hâm thức ăn trong các hộp đựng bằng nhựa thì BPA sẽ, thấm vào thức ăn. Hoặc như trong quá trình chùi rửa các hộp đựng thực phẩm hoặc chai lọ bị trầy xước bên trong thì BPA cũng dễ dàng ngấm vào đồ ăn, thức uống. Ngoài ra, BPA cũng rất dễ có khả năng rò rỉ trực tiếp vào thực phẩm đóng hộp như cá hộp, trái cây đóng hộp, nước giải khát,… Hộp chứa chất lỏng thì BPA dễ thâm nhập hơn những hộp thực phẩ khô như bột, đường, sữa bột,…
Lệnh cấm dùng BPA
Chính vì tác hại nguy hỉểm của BPA cho nên hiện nay đã có một số quốc gia ban hành lệnh cấm dùng BPA để sản xuất đồ dùng ăn uống cho trẻ em dưới 3 tuổi. Các nước đó là Canada, Đức, 8 tiểu bang và 3 thành phố tại Mỹ, Trung Quốc, các nước EU, Úc,… Danh sách này chắc chắn rồi sẽ dài thêm ra.
Đừng đợi đến khi danh sách này có tên quốc gia mình, hãy là một người phụ nữ thông minh, một người mẹ, người vợ hết lòng vì gia đình, hãy bảo vệ người thân mình trước khi quá muộn. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta không thể đong đếm được lượng BPA đang đưa vào cơ thể chúng ta và những người thân yêu, nhưng chắc chắn rằng thói quen sử dụng đồ nhựa và sự tiện dụng của chúng đang ngày qua ngày đầu độc gia đình chúng ta. Hãy thay đổi thói quen!!!


Hộp đựng thực phẩm thủy tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét